Cuộc Cách Mạng Của Cà Phê Espresso

admin . 14 Tháng Mười Hai, 2022

Ban đầu Espresso biết đến là món cà phê theo phong cách Ý, là loại thức uống hàng ngày bình dân. Thế nhưng, ngày nay loại cà phê này lại chứng minh gía trị của mình đáng giá hơn những gì mọi người thường nghĩ. Bắt đầu từ Châu Âu sau đó là toàn thế giới, chúng không chỉ tạo ảnh hưởng ở quán cà phê, mà còn cả trong tiêu dùng tại nhà. Hãy cùng Bean Up nhìn lại cuộc cách mạng của cà phê Espresso trong bài viết này nhé.

 

“Có thể bạn chưa biết nhưng vào những năm 2013, giá của 1 ly cappuccino thấp hơn hoặc chỉ bằng giá của một ly bia tươi 500 ml tại 20 trong số 27 quốc gia thành viên EU.”

 

Món cà phê kiểu Ý được coi là có giá cao so với cà phê thông thường được pha chế tại nhà. Hành trình này có thể được bắt đầu từ lịch sử của cà phê Espresso cũng như những ảnh hưởng tác động đến công nghệ, kinh doanh cho đến hành vi thói quen sử dùng.

 

Cà phê quốc dân trước thế kỷ XX 

Cà phê vốn dĩ đã có ở Châu Âu từ thế kỷ mười tám, tuy nhiên, tại thời điểm này phương pháp pha chế khá thô sơ: đun sôi trực tiếp cà phê cùng nước. Mãi đến khi bước qua thế kỷ 19, phương pháp pha drip – nhỏ giọt được xuất hiện tại Pháp. Thông qua hình thức mới này hương vị cà phê được cải thiện hơn, sau đó được phổ biến rộng rãi khắp Châu Âu.

 

Có thể nói thế kỷ 19 là một thời điểm vàng dành cho cà phê khi có nhiều bước tiến vượt bậc. Cụ thể là vào thế kỷ 19, công ty Guelpen, Lensing & von Gimborn được thành lập vào năm 1868 ở Rhineland (Đức) – ngày nay là Probat đã tạo ra máy rang cà phê đầu tiên. Thị trường cà phê giờ đây cũng có những thay đổi chuyên nghiệp hơn.  

 

Các phương pháp pha chế được đa dạng hóa

 

– Năm 1908, bà nội trợ người Đức Melitta Bentz đã được cấp bằng sáng chế cho bộ lọc giấy Melitta, để tạo ra một tách cà phê có vị sạch hơn, giúp việc pha cà phê trở nên dễ dàng hơn.

– Năm 1933, công ty Bialetti của Ý bắt đầu sản xuất ‘Moka‘ – một loại “bình đun” nấu trên bếp sử dụng áp suất hơi nước để pha một loại đồ uống đậm đặc hơn giống như phục vụ trong các quán bar.

– Cuối thập niên 1930, công ty Melior của Pháp bắt đầu sản xuất bình pha cà phê nguyên bản của ‘French press‘, cho phép cà phê ngâm trong nước trước khi tách ra, tạo ra một loại đồ uống có vị ngon hơn.

 

Thay đổi trong thưởng thức cà phê

Ngành cà phê có sự phân biệt rõ giữa hai thị phần thưởng thức cà phê tại nhà (at-home) và tại quán (away-from-home). Trong thị trường ‘ngoài nhà’ hoặc HORECA – Hotel (Khách sạn), Restaurant (Nhà hàng) và Catering (Dịch vụ ăn uống), cơ cấu ngành cũng khác nhau giữa các khu vực, cũng như không gian và văn hóa tiêu thụ cà phê.

 

Thưởng thức tại nhà

 

Nếu trong môi trường gia đình, người tiêu dùng có thể cân nhắc đến việc dễ pha chế, thời gian pha nhanh, và cả việc lọc bã cà phê, thì kỳ vọng bên ngoài tập trung vào bản chất hương vị, tốc độ dịch vụ và nhận thức về cái giá phải trả cho nó.

 

Tầm quan trọng của việc phân định giữa phân khúc tại nhà và ngoài quán thấy rõ tại Ý. Xuất phát từ nhu cầu của các quán bar kiểu Mỹ (American bars) vào cuối thế kỷ 19, khi các chủ quán muốn giảm thời gian pha chế cà phê cho khách hàng. Một số nhà sản xuất máy móc, nổi bật là La Pavoni và Victoria Arduino đã bắt đầu sử dụng hơi nước để pha cà phê dưới áp suất, do đó đẩy nhanh tốc độ chiết xuất. Máy pha cà phê ‘tức thời’ của họ tạo ra thứ mà họ gọi là Espresso: một tách cà phê theo yêu cầu khách hàng.

 

Espresso bar trong lòng nước Ý

 

“Phép màu kinh tế” của Ý thời hậu chiến đã chứng kiến ​​làn sóng nhập cư từ nông thôn vào các thành phố. Số lượng các quán bar đường phố phục vụ kết hợp cà phê, đồ ăn nhẹ và giải khát có cồn đã tăng đáng kể từ 84.250 vào năm 1956 lên 118.029 vào năm 1971.

 

Trong thời kỳ này, các quán cà phê nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng lao động gia đình, với chi phí thấp, nên không hấp dẫn đối với những nhà đầu tư. Do đó, không có chuỗi coffee-bar nào phát triển ở Ý trong thế kỷ 20.

 

 

Espresso bên ngoài biên giới nước Ý

Sự ra đời của chuỗi cà phê tại Mỹ được châm ngòi khi các nhà nhà rang xay nhỏ độc lập và cửa hàng bắt đầu phục vụ những ly cà phê đặc sản dành cho người sành ăn. Dù mục tiêu ban đầu chỉ là bán cà phê nguyên hạt pha chế tại nhà. Khi nhận thấy hương vị trọn vẹn khi được pha đúng cách, chủ quán đã phục vụ đồ uống tại chỗ.

 

Starbuck là thương hiệu dẫn đầu trong làn sóng cafe thứ hai

Starbuck là thương hiệu dẫn đầu trong làn sóng cafe thứ hai – The Guardian

 

Cà phê cappuccino và latte – đồ uống làm từ sữa dễ dàng đáp ứng sở thích tiêu dùng Mỹ, và phổ biến trong các quán cà phê (coffee shops) đương thời. Hương vị ngọt ngào hơn và có thể được điều chỉnh theo sở thích cá nhân bằng cách tăng thêm thể tích, thêm hương liệu, lớp phủ…

 

 

Sự kết hợp giữa phong cách cà phê Ý với nhu cầu của khách hàng Mỹ đã cho phép quán cà phê ngày càng mở rộng hơn. Các cửa hàng cà phê bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 1990.

 

Khi việc tiêu thụ cà phê kiểu Ý trở thành xu hướng chủ đạo, một nền văn hóa thủ công được gọi là “làn sóng thứ ba” đã phát triển vượt ra ngoài phạm vi này. Bắt nguồn từ sự thành lập của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Châu Âu vào năm 1998, tổ chức này đã tổ chức Giải vô địch các Barista Thế giới, được tổ chức chung với Hiệp hội Cà phê Đặc sản của Hoa Kỳ.

 

Kết

Sự thành công của cà phê và sự lan rộng của cà phê kiểu Ý trên khắp lục địa châu Âu vào cuối thế kỷ XX cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Sự tương phản giữa việc uống cà phê được pha chế tại nhà và uống cà phê trong không gian của quán cà phê, đã hình thành cơ sở cho việc thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng.

 

Xem thêm

Cà Phê Ở Úc Đã Thay Đổi Ra Sao? Và Xu Hướng Trong 2022

Văn Hoá Brunch Tại Melbourne

Vai Trò Nhiệt Độ Trong Chiết Xuất Espresso

Khám Phá Crema Trong Chiết Xuất Espresso

Các bài viết khác